Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Zoom cụ thể các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước

Trước sự ô nhiễm đáng báo động về nguồn nước sinh hoạt, người tiêu dùng thường có những thắc mắc, nếu mang nước đi xét nghiệm, tiêu chuẩn nào quan trọng nhất? Bài viết này tôi sẽ làm rõ các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước.

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm có những dấu hiệu gì?


Có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết nước sinh hoạt bị ô nhiễm mà chúng ta có thể thấy bằng mắt thường. Những dấu hiệu đó là:

Nước sinh hoạt nhiễm Nitrit: Thịt luộc bằng nước nhiễm Nitrit có màu hồng, đỏ do nitrit ức chế khả năng chuyển hóa hồng cầu.


Nước sinh hoạt nhiễm clo :Khi lượng clo dư lớn hơn tiêu chuẩn cho phép bạn xả nước từ vòi ra sẽ ngửi thấy mùi clo rất sốc như mùi thuốc tẩy.

Nước sinh hoạt nhiễm amoni: Nước có màu ánh vàng, nước trong, không đóng cặn, càng để lâu cả trong bóng tối và trong nắng đề vàng hơn, mùi nồng, thịt luộc bằng nước nhiễm amoni có màu hồng, đỏ.

Nước sinh hoạt nhiễm sắt, phèn: Nước có mùi tanh, màu vàng đậm,để vài tiếng có cặn màu nâu đỏ, có váng vàng, các vật dụng trong gia đình bằng sành sứ nhanh bị hoen ố, các vật dụng bằng kim loại như van, vòi khóa, dao… nhanh bị sét rỉ

Nước sinh hoạt nhiễm Mangan: Các vật dụng trong gia đình có hiện tượng bám cặn màu đen, đặc biệt là các thiết bị bằng sành sứ như bồn cầu, bồn tắm, bình nóng lạnh… mặt nước có váng đen, bám chặt vào dụng cụ đựng nước, khi nấu ăn, thức ăn lâu chín hơn.

Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sinh hoạt theo quy định của Bộ y tế


QCVN 01:2009/BYT: Đây là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống, sinh hoạt. Quy chuẩn này quy định cho các cơ sở chế biến thực phẩm với mức giới hạn các chỉ tiêu chất lượng đối với nước dùng để ăn uống, sinh hoạt. Bên cạnh đó , quy chuẩn này còn áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước ăn uống, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất từ 1.000 m3/ngày đêm trở lên (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).


QCVN 02: 2009/BYT: – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.

Nước dùng sinh hoạt ăn uống của gia đình bạn cần phải đạt các chỉ tiêu trong quy chuẩn để đảm bảo sức khỏe. Khi xét nghiệm các chỉ tiêu mà vượt quá tiêu chuẩn quy định bạn cần tìm rõ nguyên nhân và hướng giải pháp để xử lý. Một số thành phần kim loại nặng như: Asen (As), Nitrit (NO2-), Mangan (Mn), Sắt (Fe)… Nếu thành phần vượt quá sẽ dẫn tới rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình khai thác, kinh doanh nước sinh hoạt, bao gồm cả các cơ sở cấp nước tập trung dùng cho mục đích sinh hoạt có công suất dưới 1.000 m3/ngày đêm (sau đây gọi tắt là cơ sở cung cấp nước).

QCVN6-1 : 2010/BYT là Quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho nước uống trực tiếp hiện nay tại Việt Nam. Để cấp chứng nhận này, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (VSKNN&MT) phải thực hiện 1 quy trình xét nghiệm, đánh giá nghiêm ngặt theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), đảm bảo nguồn nước phải thỏa Quy chuẩn 27 nguyên tố hóa lý (chì, asen, và vi sinh vật độc hại nằm trong ngưỡng cho phép đảm bảo không gây hại cho sức khỏe con người.

Quy chuẩn này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nước khoáng thiên nhiên đóng chai và nước uống đóng chai tại Việt Nam hoặc các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tổng kết lại, có 3 quy chuẩn về nước sinh hoạt chúng ta cần phải chú ý đó là: QCVN 01:2009/BYT để đánh giá chất lượng nước máy.

QCVN 01: 2009/ BYT: Với nguồn nước giếng mà do cá nhân hoặc hộ gia đình tự khai thác sử dụng thì ta sử dụng. 

Với nước đóng chai: Sử dụng: QCVN 1-6: 2009 để đánh giá chất lượng nước.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét